CHUYÊN GIA MÁCH BẠN CÁCH NUÔI CẤY VI SINH XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CHUYÊN GIA MÁCH BẠN CÁCH NUÔI CẤY VI SINH XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CHUYÊN GIA MÁCH BẠN CÁCH NUÔI CẤY VI SINH XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CHUYÊN GIA MÁCH BẠN CÁCH NUÔI CẤY VI SINH XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CHUYÊN GIA MÁCH BẠN CÁCH NUÔI CẤY VI SINH XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CHUYÊN GIA MÁCH BẠN CÁCH NUÔI CẤY VI SINH XỬ LÝ NƯỚC THẢI
0967 495 099
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH

CHUYÊN GIA MÁCH BẠN CÁCH NUÔI CẤY VI SINH XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Sử dụng vi sinh xử lý nước thải là phương pháp được áp dụng nhiều nhất hiện nay nhờ tính năng thân thiện với môi trường mà chi phí đầu tư không quá cao, không sinh ra các chất độc hại. Để giúp các gia đình, doanh nghiệp xử lý nước thải hiệu quả hơn, Môi trường Phước Trình xin giới thiệu đến bạn đọc quy trình nuôi cấy hiệu quả nhất. Mời bạn đón đọc.

Vi sinh xử lý nước thải là gì?

Vi sinh xử lý nước thải là quần thể các vi sinh vật phân hủy có lợi. Chúng được phân lập, nuôi cấy, bảo quản để sử dụng cho mục đích xử lý nước thải gia đình và công nghiệp, đặc biệt là nước thải sinh học.

Mỗi loại nước thải sẽ có tính chất là khác nhau. Do đó, tương ứng với mỗi loại, chúng ta sẽ sử dụng các chủng vi sinh vật phân hủy khác nhau để xử lý. Và với mỗi môi trường nước thải khác nhau chúng ta sẽ có những quy trình nuôi cấy và sử dụng vi sinh vật riêng.

Các chủng vi sinh vật khử nước thải quan trọng

Theo nghiên cứu, có 16 loại vi sinh vật chính được sử dụng để xử lý nước thải, bao gồm:

  • Pseudomonas: Giúp phân hủy hiđratcacbon, protein, các chất hữu cơ,…và khử nitrat.
  • Arthrobacter: Giúp phân hủy hiđratcacbon.
  • Bacillus: Phân hủy hiđratcacbon, protein.
  • Cytophaga: Phân hủy các polime.
  • Zooglea: Tạo thành chất nhầy (polisaccarit), chất keo tụ, loại bỏ các cặn tan lơ lửng.
  • Acinetobacter: Tích lũy poliphosphas và khử nitrat.
  • Nitrosomonas: Tác dụng Nitrit hoá.
  • Nitrobacter: Có tác dụng nitrat hóa.
  • Sphaerotilus: Sinh ra nhiều tiêm mao và phân huỷ các chất hữu cơ.
  • Alkaligenes: Giúp phân hủy protein, khử nitrat.
  • Flavobacterium: Phân hủy protein.
  • Nitrococus denitrificans, Thiobaccillus denitrificans, Acinetobacter, Hyphomicrobium: Khử nitrat thành khí N2 không độc, không mùi.
  • Desulfovibrio: Khử sunfat và khử nitrat.

Điều kiện để các vi sinh vật xử lý nước thải sinh hoạt thích nghi và phát triển

Để sinh vật phân hủy phát triển tốt và phân giải các chất thải tốt, chúng cần được đảm bảo các điều kiện sau:

  • Các chất dinh dưỡng: Chủ yếu là Nito và phốt pho với tỉ lệ trong xử lý sinh học tốt nhất là 100:5:1.
  • Đủ hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải.
  • Nồng độ và lưu lượng oxy cung cấp: Nếu oxy cần cung cấp nhiều gọi là xử lý hiếu khí, lượng ôxy vừa là xử lý thiếu khí, còn nếu không cần cung cấp oxy thì quá trình xử lý kị khí.
  • Nhiệt độ nước thải: Đa số vi sinh vật thích nghi tốt ở nhiệt độ nước thải từ 25-37 độ C.
  • Nồng độ pH: Độ pH tối ưu của vi sinh vật là 6,5-7,5.

Quy trình nuôi cấy vi sinh vật cho hệ thống xử lý nước thải mới

Đối với việc xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, quá trình nuôi cấy vi sinh đóng vai trò quan trọng nhất. Bởi khả năng thích ứng và phát triển của vi sinh vật sẽ quyết định đến hiệu suất xử lý.

Đối với hệ thống mới và hệ thống cải tạo, chúng ta phải nuôi cấy lấy ban đầu. Liều lượng chế phẩm vi sinh cho hệ thống được tính theo công thức: A=(m x V)/1000.

  • Trong đó :
    A : Là khối lượng sinh vật vi sinh dùng để nuôi cấy trong 1 ngày (lít/ngày)
    M: thường dao động từ 50 – 100ml, là liều lượng sinh vật xử lý cần thiết dựa theo nồng độ ô nhiễm trong nước thải.
    V: Thể tích nước thải (lít)

Quy trình các bước như sau:

  • Ngày 1: Đẫn nước thải vào bể sinh học (chỉ đầy 1/3 bể) và sục khí. Sau đó thêm 1/3 bể là nước sạch để làm giảm nồng độ ô nhiễm trong nước thải. Cho chế phẩm sinh học như đã tính toán phía trên vào và duy trì tỉ lệ BOD:N:P = 100:5:1. Nếu thiếu N và P thì chúng ta bổ sung Ure và DAP và sục khí liên tục để vi sinh vật phát triển.
  • Ngày 2: Dẫn 1/3 lượng nước vào bể lắng và thêm 1/3 bể nước thải vào. Sau đó thêm 1/3 lượng vi sinh vật ban đầu.
  • Các ngày tiếp theo: Lặp lại như ngày thứ 2, kết hợp quan sát lượng bùn vi sinh sau xử lý. Bùn lắng tốt thì quá trình nuôi cấy đạt yêu cầu và đưa nước thải vào xử lý.

Quy trình nuôi cấy để duy trì hệ thống sinh học

Với các hệ thống duy trì, cần bổ sung chế phẩm sinh học với liều lượng 100ml/ngày. Hoặc ta có thể tính theo nồng độ BOD, COD của nước thải. Lượng vi sinh bổ sung sẽ được tính theo lưu lượng nước thải/ngày để thay thế lượng vi sinh bị thất thoát.

Tính theo công thức sau: A=(mxQ)/1000

  • Trong đó:
    A: Khối lượng chế phẩm vi sinh bổ sung theo từng ngày
    M = 10ml
    Q: Lưu lượng nước thải đầu vào

Với tình trạng lượng nước thải ngày càng nhiều và độc hại hơn, việc xử lý chúng bằng công nghệ vi sinh là rất cần thiết. Nếu đang tìm kiếm các giải pháp xử lý nước thải, nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải hiệu quả, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Hãy để Môi trường Phước Trình đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình bạn.

 
TIN TỨC MỚI
VIDEOS
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hotline 1
0967 495 099
Hotline 2
(028) 62 789 799
logo_footer
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH
Phước Trình Copyright @ 2023. Phát triển bởi tltvietnam.vn
Online: 8 | Tổng: 546240
zalo
zalo
Nhắn tin messenger
Facebook